Hợp tác
Quay trở lại danh sách
Hợp tác Quốc tế
ĐẠI DIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THAM DỰ ĐỐI THOẠI CÔNG – TƯ APEC ĐỂ THÚC ĐẨY HIỂU BIẾT VỀ GIẢI PHÁP PHI THUẾ QUAN TRONG NGÀNH DỆT MAY
Vào ngày 12&13/4/2018, đại diện Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại – PGS, TS Nguyễn Thị Bích Loan, Phó Hiệu trưởng đã tham dự Đối thoại công – tư APEC để thúc đẩy hiểu biết về giải pháp phi thuế quan trong ngành Dệt may.
Tham dự đối thoại còn có đại diện đến Bộ Công thương Việt Nam, các tổ chức, trường đại học trong và ngoài nước, các chuyên gia trong lĩnh vực dệt may đến từ Mỹ, Brazil, Mexico, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Indonesia,….
Đối thoại được tổ chức để đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp phi thuế quan trong ngành Dệt may trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại Khu vực (RTAs) hoặc Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) trong khu vực APEC, các khu vực khác và trong WTO để từ đó xác định và xóa bỏ khoảng cách giữa các nước thành viên trong khu vực APEC đối với những nỗ lực để thực hiện hóa Khu vực thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Đặc biệt, đối thoại được tổ chức để thúc đẩy sự hình thành năng lực của các quan chức chính phủ trong APEC đối với các giải pháp phi thuế quan trong ngành Dệt may để đối phó với những cuộc đàm phán về các giải pháp phi thuế trong khuôn khổ RTAs hoặc FTAs đang được triển khai. Ngoài ra, tại cuộc đối thoại, nhiều kiến nghị về các giải pháp phi thuế quan đã được đề xuất tới Ủy banThương mại và Đầu tư APEC để xem xét và triển khai.
Với các nỗ lực tập thể của các nền kinh tế thành viên APEC; trong đó có Việt Nam, hy vọng việc áp dụng và triển khai các giải pháp phi thuế quan trong ngành Dệt may sẽ đạt kết quả tốt trong thời gian tới.
Đối thoại được tổ chức để đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp phi thuế quan trong ngành Dệt may trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại Khu vực (RTAs) hoặc Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) trong khu vực APEC, các khu vực khác và trong WTO để từ đó xác định và xóa bỏ khoảng cách giữa các nước thành viên trong khu vực APEC đối với những nỗ lực để thực hiện hóa Khu vực thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Đặc biệt, đối thoại được tổ chức để thúc đẩy sự hình thành năng lực của các quan chức chính phủ trong APEC đối với các giải pháp phi thuế quan trong ngành Dệt may để đối phó với những cuộc đàm phán về các giải pháp phi thuế trong khuôn khổ RTAs hoặc FTAs đang được triển khai. Ngoài ra, tại cuộc đối thoại, nhiều kiến nghị về các giải pháp phi thuế quan đã được đề xuất tới Ủy banThương mại và Đầu tư APEC để xem xét và triển khai.
Với các nỗ lực tập thể của các nền kinh tế thành viên APEC; trong đó có Việt Nam, hy vọng việc áp dụng và triển khai các giải pháp phi thuế quan trong ngành Dệt may sẽ đạt kết quả tốt trong thời gian tới.